
Có rất nhiều điều đáng bàn quanh phần thiệp mời đám cưới của Jeff Bezos và Lauren Sanchez vừa bị rò rỉ. Từ yêu cầu rõ ràng “không nhận quà” — lựa chọn hợp lý duy nhất đối với một trong những người giàu nhất thế giới — đến cam kết quyên góp cho văn phòng UNESCO tại Venice, chương trình nghiên cứu Corila về đầm phá Venice, và Đại học Quốc tế Venice — như một tuyên bố quan tâm đến thành phố mà chính cư dân của nó đang phản đối sự hiện diện của cặp đôi này.
Nhưng có lẽ điều gây bất ngờ nhất chính là thiết kế của tấm thiệp.
Với phông chữ nghiêng mềm mại và những hình minh họa dường như được trang trí ngẫu nhiên — chim bồ câu, sao băng, bướm và cây cầu Rialto — thiệp cưới trông giống như sản phẩm tự làm, nhưng không theo phong cách thủ công nghệ thuật. Tuy nhiên, một số hình minh họa, bao gồm hai chiếc gondola, bị so sánh với hình ảnh có sẵn trong thư viện hình của Microsoft Word.
Thay vì thể hiện sự cầu kỳ, thiệp cưới của Bezos và Sanchez lại mang cảm giác như được chuẩn bị qua loa — điều này có thể hiểu được nếu xét đến số lượng khách mời, mối đe dọa từ các cuộc biểu tình (đã khiến địa điểm tổ chức phải thay đổi vào phút chót), và sự chú ý ngày càng nhiều từ truyền thông.
Nhiều người đã lên mạng xã hội để bày tỏ sự thất vọng, cho rằng tấm thiệp không đáp ứng được kỳ vọng — vốn đã được nâng cao bởi suy đoán về ngân sách “khủng” của một đám cưới tỷ phú. Tuy nhiên, quyết định này cũng dễ hiểu nếu đặt trong bối cảnh phong cách giản dị (dressed-down approach) đặc trưng của giới công nghệ. Bản thân Bezos thường xuất hiện với quần jeans, áo polo và giày thể thao — dù chắc chắn ông sẽ “lên đồ” (shape up) cho dịp đặc biệt này. Theo một bài viết trên Wired từ năm 1999, Bezos từng mặc áo sơ mi có nút ẩn để tháo cà vạt nhanh chóng. Tốc độ hơn phong cách, hiệu quả hơn sự hào nhoáng. Thói quen cũ khó bỏ. (Speed over style and efficiency over glamor. Old habits die hard)
Tuy nhiên, thiệp mời không chỉ đơn thuần là thông tin sự kiện. Với những dịp trọng đại, chúng chính là ấn tượng đầu tiên về những gì khách mời có thể mong đợi trong ngày diễn ra lễ.
Tại lễ đăng quang của Vua Charles và Hoàng hậu Camilla năm 2023, nghệ sĩ người Anh Andrew Jamieson đã vẽ tay một đường viền tinh xảo theo chủ đề khu vườn, sử dụng màu nước và màu gouache, kèm theo các họa tiết dân gian và huy hiệu hoàng gia. Thiết kế này sau đó được in hơn 2.000 bản trên giấy tái chế, có mạ vàng. Tương tự, Harry và Meghan — Công tước và Nữ công tước xứ Sussex — đã in thiệp cưới năm 2018 bằng một cỗ máy từ những năm 1930. Cặp đôi còn dùng mực Mỹ in trên giấy Anh để thể hiện sự gắn kết xuyên Đại Tây Dương.
Các nhà thiết kế thời trang từ lâu đã xem thiệp mời là một phần quan trọng trong nỗ lực xây dựng thế giới sáng tạo của mình. Vào thứ Sáu tới, trong khi những vị khách danh tiếng đến dự đám cưới của Bezos (diễn ra từ ngày 26 đến 28 tháng 6), một nhóm khách mời sành điệu khác sẽ tụ họp ở Paris để chào đón một sự kiện thời trang đình đám: màn ra mắt nhà thiết kế trưởng mới của Dior.
Jonathan Anderson — một bậc thầy trong việc tạo sức hút và kể chuyện trên sàn diễn — cũng vừa gửi thiệp mời tuần này: đĩa sứ trang trí với ba quả trứng hồng dán chặt trên bề mặt, và dòng chữ “Dior” in ở mặt sau. Như một đoạn teaser hoàn hảo, tấm thiệp đặt ra nhiều câu hỏi hơn là đưa ra câu trả lời, nhưng đồng thời cũng định hình tinh thần (sets the tone) sắp tới trên sàn catwalk: phá cách (subversion), hơi kỳ lạ, biến thủ công truyền thống thành tư duy hiện đại.
Dĩ nhiên, Anderson không phải là người đầu tiên biến thiệp mời thành nghệ thuật. Năm 2023, Alaïa gửi cho khách mời một chiếc ghế gập, yêu cầu họ tự mang đến địa điểm trình diễn. Năm trước đó, Balenciaga gửi những chiếc iPhone 6S — mỗi chiếc khắc tên khách và thông tin sự kiện, thậm chí một số đã bị nứt vỡ — như “di vật thật sự của năm 2022.” Gần đây, Gucci đã gửi cho khách mời phiên bản đặc biệt của cuốn lịch “Timor” do nhà thiết kế Enzo Mari sáng tạo.
Một số thương hiệu lại chọn sự thoáng qua. Năm 2018, Jacquemus viết tay thiệp mời và gói cùng một chiếc khăn cotton và một ổ bánh mì nóng hổi.
Với những người trân quý kỷ niệm, mọi tấm thiệp đều là vật lưu niệm của một ngày đáng nhớ (memento of the day) — nhưng những thiệp mời tuyệt vời, như của các thương hiệu xa xỉ, thậm chí còn có thể trở thành món đồ được săn lùng (hoặc bán lại trên eBay với giá hàng nghìn USD).
Khi buổi ra mắt Dior của Anderson trùng ngày với đám cưới của ông chủ Amazon, bất kỳ ai được mời cả hai (double booked), chẳng hạn như Kim Kardashian và Anna Wintour, hẳn đã phải cân nhắc kỹ lưỡng. Có lẽ, chính tấm thiệp là yếu tố quyết định.
Và sau đây là phần dịch nguyên văn tấp thiệp của Jeff Bezos và Lauren Sanchez
Chúng tôi rất háo hức được chào đón bạn! Chúng tôi chỉ có một yêu cầu sớm: xin vui lòng không mang quà.
Thay vào đó, chúng tôi sẽ thay mặt bạn thực hiện đóng góp với lòng biết ơn vì bạn đã dành thời gian đến Venice để cùng chung vui với chúng tôi.
Các khoản đóng góp thay mặt bạn sẽ được gửi tới Văn phòng UNESCO tại Venice để bảo tồn di sản văn hóa không thể thay thế của thành phố này, tới CORILA để khôi phục hệ sinh thái đầm phá quan trọng nhằm bảo vệ tương lai của Venice, và tới Đại học Quốc tế Venice để hỗ trợ nghiên cứu và giáo dục hướng đến các giải pháp bền vững.
Nơi kỳ diệu này đã mang đến cho chúng tôi những ký ức không thể nào quên. Chúng tôi hy vọng rằng thông qua những nỗ lực này và sự hiện diện của bạn, Venice sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng kỳ diệu cho các thế hệ mai sau.
Một phần thiệp cưới của Jeff Bezos và Lauren Sanchez đã bị rò rỉ trong tuần này và bị chỉ trích vì thiết kế kém tinh tế. Ảnh: GMA
Jeff Bezos và Lauren Sanchez. Ảnh: Getty Images
Jonathan Anderson vừa gửi thiệp mời tuần này: đĩa sứ trang trí với ba quả trứng hồng dán chặt trên bề mặt, và dòng chữ “Dior” in ở mặt sau. Ảnh lấy từ Instagram