Ngày nay, sống độc thân là bình thường trong xã hội Nhật Bản. Trước đây, áp lực rất nghiêm trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi 20 và 30; nhiều người đã bỏ đi, trốn lễ hội để tránh bị hỏi về những mối quan hệ.
Từ “botchi”, viết tắt của hitoribotchi, có nghĩa là “một mình” ở Nhật Bản. Những ngườI sống một mình gặp đủ thứ phiền toái, đặc biệt trong các ngày lễ như Giáng sinh. Nhưng ngày nay, “botchi” trở thành bình thường. Một sự thay đổi văn hóa, kết quả của việc sống độc thân đang gia tăng ở Nhật Bản, một phần lo sự thay đổi nhân khẩu. Năm 2020, 38% hộ gia đình Nhật Bản là hộ gia đình một người, tăng gấp đôi so với năm 1980.
Cơ hội kinh tế
Theo Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội Quốc gia (National Institute of Population and Social Security Research), con số đó tăng lên 52% tại Tokyo, thủ đô Nhật Bản. Những gì trước đây là mối quan tâm xã hội, giờ lại mở ra những cơ hội kinh tế (economic opportunities). Ông Kazuhisa Arakawa, một chuyên gia về người độc thân, dự đoán thị trường người tiêu dùng độc thân năm 2025 sẽ vượt quá 100 tỷ yên (696 tỷ đô la Mỹ). Xu hướng này đã được đại dịch COVID-19
thúc đẩy.
Mặc dù Nhật Bản chưa bao giờ thực hiện phong tỏa hoàn toàn, nhưng nhiều người, lúc đó, đã cảm thấy thoải mái do … cô đơn. Một người đàn ông dấu tên nói với Nikkei Asia: “Khi những người khác cũng bắt đầu làm như vậy, tôi không còn cảm thấy lạ nữa. Nó thực sự giải phóng tôi.” Ngay cả việc kết bạn cũng dễ hơn qua mạng, giúp người trẻ có nhiều không gian cá nhân hơn.
Vào ngày thường trong tuần, một số người thuê căn hộ để có không gian riêng, hoặc đi chơi, du lịch một mình.
Một người phụ nữ (cũng giấu tên), mẹ của hai thiếu niên, nói rằng những chuyến đi một mình là nguồn nghỉ ngơi duy nhất của bà. Chồng bà tôn trọng nhu cầu của bà về việc có không gian riêng và không nhắn tin cho bà trong những khoảng thời gian này.
Rõ là một nền kinh tế đã xuất hiện. Đó là kinh tế cá nhân.
Nhiều phụ nữ Nhật Bản giờ có kinh tế độc lập. Và không ít nhà hàng đang dần chuyển sang phục vụ chỉ co một người. Theo Viện Nghiên cứu Yano, doanh thu thực khách đi một mình, năm 2020, đã đạt 7,9 tỷ yên. Một số đài Truyền hình Nhật Bản đã làm nhiều phóng sự về xu hướng này.
Vào phim ảnh
Ông Goro Inogashira, một người đàn ông đang thưởng thức những bữa ăn ngon trong sự cô đơn thanh bình, là nhân vật chính của một loạt phim nổi tiếng. Đó là phim The Solitary Gourmet (NgườI sành ăn trong cô đơn) đang ở mùa thứ 13.
Ông đã từ chối kết hôn trong Mùa 1, thay vào đó là đi du lịch một mình. Những khán giả yêu thích sự tĩnh lặng và tự suy ngẫm đã bị loạt phim này thu hút.
Tuy nhiên, cuộc sống độc thân cũng khá phức tạp, theo Nikkei Asia.
Chẳng hạn, những người độc thân phải đối mặt với chi phí cao hơn ngay cả khi họ chết. Giá cho một buổi chôn cất đơn lẻ ở một ngôi đền ở Asakusa, Tokyo, là 1,9 triệu yên, nhưng chỉ có 980 000 yen cho những người có gia đình!
Một số cá nhân độc thân đang chia sẻ nơi ở với những người không liên quan để chia sẻ chi phí. Một góa phụ cho biết mình và hai người phụ nữ khác đã chọn được một khu nghỉ dưỡng tuyệt vời và họ đang tìm kiếm thêm người để thuê chung.
Có những cuốn sách như “Hướng dẫn cách không chết” (A Manual on How Not to Die) của Karin Amemiya dưa ra những lời khuyên về cuộc sống độc thân, chẳng hạn cách chăm sóc cha mẹ già hoặc thỏa mãn nhu cầu y tế riêng.
Lời khuyên mạnh của tác giả? Đừng lo lắng, mà hãy chuẩn bị. Bà nhắc nhở độc giả rằng việc tìm kiếm một người bạn đời vì sợ hãi có thể dẫn đến những vấn đề khó khăn lớn.
Tác giả (viết trên Nikkei Asia) đã nhớ lại lời lẽ khôn ngoan của bà mình: hôn nhân có ý nghĩa cả trong giai đoạn trăng mật, và khi về già, nhưng ở giữa, dó chủ yếu là chuyện khó khăn.
Ngày nay, nhiều người Nhật Bản chấp nhận quyền tự do chọn sự cô đơn hơn là những kỳ vọng xã hội và ưa chuộng nó.
Đi xem tranh một mình. Ảnh (Nikkei Asia)
Đi ăn một mình. Ảnh (Nikkei Asia)
Nơi dành cho người đi một mình. Ảnh (Nikkei Asia)