
Tác động từ một cơ sở năng lượng xanh đề xuất tại Chile có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến một số công cụ mạnh mẽ nhất mà các nhà thiên văn đang sử dụng.
Một nhà máy hydro xanh quy mô lớn được đề xuất xây dựng tại Chile có thể làm gia tăng ô nhiễm ánh sáng ít nhất 1/3 tại một trong những kính viễn vọng mạnh nhất thế giới, theo Tổ chức Nghiên cứu Thiên văn Nam Âu (ESO), đơn vị điều hành kính viễn vọng này và cũng là nơi sẽ đặt hoặc vận hành các kính viễn vọng khác đang được xây dựng gần đó.
Phân tích của ESO công bố hôm thứ Hai, 17-3-2025, cho thấy ô nhiễm ánh sáng sẽ tăng ít nhất 35% tại Kính viễn vọng Rất Lớn (VLT) – một trong những kính viễn vọng quang học tiên tiến nhất thế giới – và tăng ít nhất 55% tại cụm kính phía nam của Đài Quan sát Cherenkov Telescope Array (CTAO) hiện đang được xây dựng và sẽ trở thành đài quan sát trên mặt đất lớn nhất dành cho thiên văn học tia gamma năng lượng cực cao. Phân tích cũng phát hiện dự án năng lượng xanh này sẽ làm gia tăng nhiễu loạn khí quyển (atmospheric turbulence) và gây rung lắc, đe dọa làm hư hại thiết bị nhạy cảm của các kính viễn vọng.
Tổng hợp lại, các tác động này sẽ gây ra “tổn hại nghiêm trọng và không thể đảo ngược” mà không có cách nào có thể giảm thiểu được, nhà thiên văn học Itziar de Gregorio-Monsalvo, đại diện của ESO tại Chile, cho biết tại một buổi họp báo hôm thứ Hai. “Sẽ đến lúc rất có khả năng chúng tôi không thể vận hành các kính viễn vọng này nữa.”
Trước khi báo cáo được công bố, nhà phát triển dự án năng lượng xanh là AES Andes tại Santiago cho biết dự án “hướng đến việc sử dụng các công nghệ tốt nhất và tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất”, và phân tích của công ty này cho thấy dự án sẽ không gây “tác động đáng kể” đến các đài quan sát. Hôm thứ Hai, công ty nói thêm: “Chúng tôi vẫn đang thu thập dữ liệu từ tài liệu của ESO để hiểu rõ sự khác biệt giữa các con số của ESO và phân tích của chúng tôi.”
Điều kiện hoàn hảo
Dự án năng lượng xanh sẽ trải dài trên diện tích 3.000 ha tại sa mạc Atacama, nơi khô hạn nhất trên Trái Đất. Khí hậu khô cằn và ít mây tại đây tạo điều kiện lý tưởng để ngắm sao (ideal conditions for stargazing). Khu vực này cũng có bầu trời đêm cực kỳ tối: một nghiên cứu vào năm 2023 so sánh mức độ ô nhiễm ánh sáng tại 28 đài quan sát thiên văn hàng đầu thế giới và phát hiện Đài quan sát Paranal – nơi đặt VLT – có địa điểm tối nhất, tiếp theo là Đài quan sát Armazones gần đó, nơi ESO đang xây dựng Kính viễn vọng Cực Lớn (ELT), mà tổ chức này cho biết sẽ là kính viễn vọng ánh sáng khả kiến và hồng ngoại lớn nhất thế giới.
Bầu trời tối cùng những điều kiện khác tại Atacama đã thu hút các tổ chức đến xây dựng các thiết bị tiên tiến như VLT, ELT và cụm kính phía nam của CTAO.
Chính những điều kiện này cũng thu hút công ty năng lượng AES Andes – một công ty con của Tập đoàn AES có trụ sở tại Arlington, bang Virginia (Mỹ). Công ty đề xuất tận dụng ánh nắng chói chang và gió mạnh trong khu vực để sản xuất điện mặt trời và điện gió. Nguồn năng lượng này sẽ dùng để tách hydro từ nước, được lấy từ Thái Bình Dương gần đó. Hydro sản xuất từ năng lượng tái tạo thường được gọi là hydro xanh.
AES đề xuất xây dựng một tổ hợp hydro xanh bao gồm cảng biển, nhà máy sản xuất amoniac và hydro cùng hàng nghìn máy phát điện. Khu vực chính của dự án sẽ cách Đài quan sát Paranal 11 km, cách CTAO 5 km và cách ELT 20 km.
Những con số mâu thuẫn
Phân tích mới nhất của ESO do Martin Aubé tại Trung tâm Nghiên cứu Thiên văn học Vật lý Quebec (Canada) và các nhà nghiên cứu do giám đốc vận hành ESO Andreas Kaufer dẫn đầu thực hiện. Báo cáo này dựa trên thông tin từ báo cáo đánh giá tác động môi trường mà AES nộp vào tháng Một lên Cơ quan Đánh giá Môi trường Chile (SEA), nơi sẽ quyết định liệu dự án của AES có được thông qua hay không.
Phân tích của ESO cho rằng việc tăng cường ánh sáng nhân tạo từ dự án AES sẽ khiến các thiết bị khó phân biệt hơn giữa các thiên thể. “Việc làm sáng bầu trời chẳng khác nào khiến gương của kính viễn vọng nhỏ lại,” nhà thiên văn Eduardo Unda-Sanza tại Đại học Antofagasta, Chile cho biết.
Các kết quả của AES Andes lại hoàn toàn trái ngược với ESO. Công ty cho biết tính toán của họ cho thấy dự án chỉ làm sáng bầu trời tối đa 0,27% tại Paranal, 0,09% tại ELT và 0,45% tại CTAO, theo email của ông Luis Sarras – Phó chủ tịch phụ trách hydro xanh quốc tế của công ty – gửi cho tạp chí Nature. AES nhấn mạnh các con số này hoàn toàn nằm trong giới hạn quy định của Chile.
AES cũng cho biết họ đã liên hệ với ESO trong suốt các giai đoạn của dự án cho đến khi hoàn tất hồ sơ môi trường. Công ty còn mời ESO “tham gia vào thiết kế hệ thống chiếu sáng và lấy ý kiến, phân tích từ họ,” ông Sarras nói.
Cuộc chiến địa điểm
Cuối tháng 2, Cơ quan Môi trường Antofagasta – một cơ quan chính phủ cấp vùng – đã đề xuất bác bỏ sớm dự án. Cơ quan này cho rằng dự án đề xuất của AES “gây ra quá nhiều vấn đề mà công ty không thể khắc phục nếu không trình một dự án hoàn toàn mới tại một địa điểm khác.” Dự án hiện vẫn đang được các cơ quan khác đánh giá và chưa rõ ngày ra quyết định cuối cùng.
Dù ngày càng có nhiều cơ sở công nghiệp được xây dựng gần khu vực Paranal, bà Gregorio-Monsalvo cho biết tất cả các dự án trước nay đều cách các đài quan sát ít nhất 50 km. Dự án của AES, bà nói, là dự án duy nhất “cố gắng đặt sát ngay ngưỡng cửa của các đài quan sát.”
AES lập luận rằng dự án nhằm giúp biến vùng Antofagasta thành “trung tâm đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững hài hòa”. Nếu được xây dựng, tổ hợp sẽ tạo ra khoảng 5.000 việc làm và giúp giảm ít nhất 1,5 triệu tấn CO₂ mỗi năm.
Các nhà thiên văn không phản đối việc sản xuất năng lượng xanh hay sự phát triển kinh tế của Chile, ông Xavier Barcons, Tổng giám đốc ESO nói. Nhưng nếu dự án AES được phê duyệt, các nhà thiên văn có thể đang “chứng kiến sự khởi đầu của hồi kết,” ông nói. “Những gì chúng ta có thể mất đi ở đây sẽ không thể tìm lại được ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.”
Dải Ngân Hà trên bầu trời Đài quan sát Paranal (Chile), nơi có bầu trời tối nhất trong số 28 đài quan sát được các nhà nghiên cứu khảo sát. Ảnh: ESO
Hình ảnh mô phỏng Kính thiên văn Cực Lớn (ELT) sau khi hoàn thành trên đỉnh Cerro Armazones ở sa mạc Atacama, Chile. Ảnh: ESO
Ô nhiễm ánh sáng đe dọa dàn kính viễn vọng đẳng cấp thế giới
By Sam Nguyễn (Theo Nature)
Tác động từ một cơ sở năng lượng xanh đề xuất tại Chile có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến một số công cụ mạnh mẽ nhất mà các nhà thiên văn đang sử dụng.
Một nhà máy hydro xanh quy mô lớn được đề xuất xây dựng tại Chile có thể làm gia tăng ô nhiễm ánh sáng ít nhất 1/3 tại một trong những kính viễn vọng mạnh nhất thế giới, theo Tổ chức Nghiên cứu Thiên văn Nam Âu (ESO), đơn vị điều hành kính viễn vọng này và cũng là nơi sẽ đặt hoặc vận hành các kính viễn vọng khác đang được xây dựng gần đó.
Phân tích của ESO công bố hôm thứ Hai, 17-3-2025, cho thấy ô nhiễm ánh sáng sẽ tăng ít nhất 35% tại Kính viễn vọng Rất Lớn (VLT) – một trong những kính viễn vọng quang học tiên tiến nhất thế giới – và tăng ít nhất 55% tại cụm kính phía nam của Đài Quan sát Cherenkov Telescope Array (CTAO) hiện đang được xây dựng và sẽ trở thành đài quan sát trên mặt đất lớn nhất dành cho thiên văn học tia gamma năng lượng cực cao. Phân tích cũng phát hiện dự án năng lượng xanh này sẽ làm gia tăng nhiễu loạn khí quyển (atmospheric turbulence) và gây rung lắc, đe dọa làm hư hại thiết bị nhạy cảm của các kính viễn vọng.
Tổng hợp lại, các tác động này sẽ gây ra “tổn hại nghiêm trọng và không thể đảo ngược” mà không có cách nào có thể giảm thiểu được, nhà thiên văn học Itziar de Gregorio-Monsalvo, đại diện của ESO tại Chile, cho biết tại một buổi họp báo hôm thứ Hai. “Sẽ đến lúc rất có khả năng chúng tôi không thể vận hành các kính viễn vọng này nữa.”
Trước khi báo cáo được công bố, nhà phát triển dự án năng lượng xanh là AES Andes tại Santiago cho biết dự án “hướng đến việc sử dụng các công nghệ tốt nhất và tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất”, và phân tích của công ty này cho thấy dự án sẽ không gây “tác động đáng kể” đến các đài quan sát. Hôm thứ Hai, công ty nói thêm: “Chúng tôi vẫn đang thu thập dữ liệu từ tài liệu của ESO để hiểu rõ sự khác biệt giữa các con số của ESO và phân tích của chúng tôi.”
Điều kiện hoàn hảo
Dự án năng lượng xanh sẽ trải dài trên diện tích 3.000 ha tại sa mạc Atacama, nơi khô hạn nhất trên Trái Đất. Khí hậu khô cằn và ít mây tại đây tạo điều kiện lý tưởng để ngắm sao (ideal conditions for stargazing). Khu vực này cũng có bầu trời đêm cực kỳ tối: một nghiên cứu vào năm 2023 so sánh mức độ ô nhiễm ánh sáng tại 28 đài quan sát thiên văn hàng đầu thế giới và phát hiện Đài quan sát Paranal – nơi đặt VLT – có địa điểm tối nhất, tiếp theo là Đài quan sát Armazones gần đó, nơi ESO đang xây dựng Kính viễn vọng Cực Lớn (ELT), mà tổ chức này cho biết sẽ là kính viễn vọng ánh sáng khả kiến và hồng ngoại lớn nhất thế giới.
Bầu trời tối cùng những điều kiện khác tại Atacama đã thu hút các tổ chức đến xây dựng các thiết bị tiên tiến như VLT, ELT và cụm kính phía nam của CTAO.
Chính những điều kiện này cũng thu hút công ty năng lượng AES Andes – một công ty con của Tập đoàn AES có trụ sở tại Arlington, bang Virginia (Mỹ). Công ty đề xuất tận dụng ánh nắng chói chang và gió mạnh trong khu vực để sản xuất điện mặt trời và điện gió. Nguồn năng lượng này sẽ dùng để tách hydro từ nước, được lấy từ Thái Bình Dương gần đó. Hydro sản xuất từ năng lượng tái tạo thường được gọi là hydro xanh.
AES đề xuất xây dựng một tổ hợp hydro xanh bao gồm cảng biển, nhà máy sản xuất amoniac và hydro cùng hàng nghìn máy phát điện. Khu vực chính của dự án sẽ cách Đài quan sát Paranal 11 km, cách CTAO 5 km và cách ELT 20 km.
Những con số mâu thuẫn
Phân tích mới nhất của ESO do Martin Aubé tại Trung tâm Nghiên cứu Thiên văn học Vật lý Quebec (Canada) và các nhà nghiên cứu do giám đốc vận hành ESO Andreas Kaufer dẫn đầu thực hiện. Báo cáo này dựa trên thông tin từ báo cáo đánh giá tác động môi trường mà AES nộp vào tháng Một lên Cơ quan Đánh giá Môi trường Chile (SEA), nơi sẽ quyết định liệu dự án của AES có được thông qua hay không.
Phân tích của ESO cho rằng việc tăng cường ánh sáng nhân tạo từ dự án AES sẽ khiến các thiết bị khó phân biệt hơn giữa các thiên thể. “Việc làm sáng bầu trời chẳng khác nào khiến gương của kính viễn vọng nhỏ lại,” nhà thiên văn Eduardo Unda-Sanza tại Đại học Antofagasta, Chile cho biết.
Các kết quả của AES Andes lại hoàn toàn trái ngược với ESO. Công ty cho biết tính toán của họ cho thấy dự án chỉ làm sáng bầu trời tối đa 0,27% tại Paranal, 0,09% tại ELT và 0,45% tại CTAO, theo email của ông Luis Sarras – Phó chủ tịch phụ trách hydro xanh quốc tế của công ty – gửi cho tạp chí Nature. AES nhấn mạnh các con số này hoàn toàn nằm trong giới hạn quy định của Chile.
AES cũng cho biết họ đã liên hệ với ESO trong suốt các giai đoạn của dự án cho đến khi hoàn tất hồ sơ môi trường. Công ty còn mời ESO “tham gia vào thiết kế hệ thống chiếu sáng và lấy ý kiến, phân tích từ họ,” ông Sarras nói.
Cuộc chiến địa điểm
Cuối tháng 2, Cơ quan Môi trường Antofagasta – một cơ quan chính phủ cấp vùng – đã đề xuất bác bỏ sớm dự án. Cơ quan này cho rằng dự án đề xuất của AES “gây ra quá nhiều vấn đề mà công ty không thể khắc phục nếu không trình một dự án hoàn toàn mới tại một địa điểm khác.” Dự án hiện vẫn đang được các cơ quan khác đánh giá và chưa rõ ngày ra quyết định cuối cùng.
Dù ngày càng có nhiều cơ sở công nghiệp được xây dựng gần khu vực Paranal, bà Gregorio-Monsalvo cho biết tất cả các dự án trước nay đều cách các đài quan sát ít nhất 50 km. Dự án của AES, bà nói, là dự án duy nhất “cố gắng đặt sát ngay ngưỡng cửa của các đài quan sát.”
AES lập luận rằng dự án nhằm giúp biến vùng Antofagasta thành “trung tâm đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững hài hòa”. Nếu được xây dựng, tổ hợp sẽ tạo ra khoảng 5.000 việc làm và giúp giảm ít nhất 1,5 triệu tấn CO₂ mỗi năm.
Các nhà thiên văn không phản đối việc sản xuất năng lượng xanh hay sự phát triển kinh tế của Chile, ông Xavier Barcons, Tổng giám đốc ESO nói. Nhưng nếu dự án AES được phê duyệt, các nhà thiên văn có thể đang “chứng kiến sự khởi đầu của hồi kết,” ông nói. “Những gì chúng ta có thể mất đi ở đây sẽ không thể tìm lại được ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.”
Dải Ngân Hà trên bầu trời Đài quan sát Paranal (Chile), nơi có bầu trời tối nhất trong số 28 đài quan sát được các nhà nghiên cứu khảo sát. Ảnh: ESO
Hình ảnh mô phỏng Kính thiên văn Cực Lớn (ELT) sau khi hoàn thành trên đỉnh Cerro Armazones ở sa mạc Atacama, Chile. Ảnh: ESO